MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại

MIDI 101: Xóa mù ngay kẻo mãi đi sau thời đại

“Mày có file nhạc MIDI nào hay không? Quẳng cho tao copy vào điện thoại làm nhạc chuông cái!”

Đấy, ngày xưa (2002) tôi nói ngu như thế đấy. Bạn đã từng như thế chưa?

Ý tôi là bạn đã từng gọi MIDI là “nhạc” chưa?

Dù là do thiếu hiểu biết hay tiện mồm thì chúng ta vẫn là những thằng “ngu” khi mở mồm gọi MIDI là nhạc.

Không thể chối cãi.

Chúng ta đã từng tiếp xúc với MIDI từ thời Nokia 1110 vẫn đang là con điện thoại HOT của biết bao thanh niên chơi bời.

Vậy thực chất chúng ta nhận cái gì từ nhà mạng sau mỗi tin nhắn tải “nhạc đơn âm” và ma thuật khủng khiếp nào đã biến nó thành giai điệu quen thuộc “téo teo tẻo tèo, téo teo tẻo tèo teo” (nếu bạn không đủ “trình độ” giải mã, tôi xin bật mí đó là nhạc logo của Nokia) mà chúng ta thường nghe cách đây 10 năm?

Hôm nay, nhân tiện cái MIDI Controller bị chết mất phím C6, tôi rảnh rỗi nên ngồi giới thiệu với các bạn bản chất của MIDI và mở rộng thêm về ứng dụng của MIDI trong Studio.

 

Đây là một bài hết sức đơn giản dành cho những người không có tí khái niệm nào về MIDI, công nghệ âm thanh nhưng muốn thoát “ngu” khẩn cấp và có một nền tảng vững chắc, chính xác nhất trước khi vập vào “vòng xoáy ham hố” (cực kỳ thú vị) làm nhạc tại nhà.

MIDI là cái quái gì vậy? Ai tự nhận mình “ngu” thì nên đọc

Thật may, nhờ có câu này tôi đã loại bớt được các cao thủ tinh tướng đọc bài để tránh phải nhặt lại những hòn đá ngu ngốc và ném trả lại vỡ đầu chủ nhân chúng.

MIDI (Musical Instrumental Digital Interface) diễn giải cực thô (nhưng chính xác) là Giao tiếp Phương tiện Âm nhạc Kỹ thuật số.

Sướt mướt hơn 1 chút, chúng ta có thể hiểu MIDI là phương thức giao tiếp kỹ thuật số sử dụng một ngôn ngữ chung giúp các nhạc cụ điện tử, các thiết bị âm nhạc hỗ trợ MIDI (gọi tắt là thiết bị MIDI) khác nhau trò chuyện, thấu hiểu nhau, truyền mệnh lệnh cho nhau và giúp nhau biểu đạt ý đồ thành âm thanh.

Bởi vậy, bạn đừng cho rằng chỉ có dân Keyboard mới cần biết về MIDI (có lẽ một phần là vì đại đa số các MIDI Controller đều thiết kế dạng Keyboard và tất cả các Keyboard đời mới đều hỗ trợ MIDI).

Tất cả những người làm nhạc bất kể tại gia hay studio chuyên nghiệp (cỡ Hans Zimmer hay Dr. Luke chăng nữa) đều cần biết đến MIDI và đều hưởng lợi rất nhiều từ nó.

Vì sao? Vì chức năng của MIDI là truyền dẫn các tín hiệu dữ liệu số bao gồm sự biểu đạt về âm nhạc (nốt nhạc, sắc thái chơi nhạc) và lệnh điều khiển hệ thống. Do đó, nó có khả năng điều khiển, tự động hóa và tương tác với tất cả các thiết bị phòng thu từ bàn mix nhạc của DJ, Keyboard, Synthesizer, Mixer, phần mềm thu âm, phần mềm nhạc cụ ảo (VSTi), thiết bị/phần mềm hiệu ứng âm thanh…

Bản chất của “Thiết bị MIDI”

Thiết bị MIDI có thể là bất cứ thiết bị nào hỗ trợ, làm việc với MIDI như: Keyboard, MIDI Controller, Synthesizer, Synth Sound Module, phần mềm nhạc cụ ảo, Software Synth, MIDI Interface, Audio Interface có cổng MIDI, Soundcard có cổng MIDI…

Share this post